Pit-tông, thanh truyền, trục khuỷu vẫn được ví như “bộ 3 hoàn hảo” của động cơ đốt trong ô tô. Dù sản xuất một chiếc Kia Morning vài trăm triệu hay một chiếc BMW cả tỷ đồng thì những công cụ này đều không thể thiếu. Tìm hiểu ngay cơ cấu trục khuỷu thanh truyền để lỡ may xảy ra vấn đề bạn biết hỏng hóc ở đâu và tiến hành sửa chữa nhé.
Tìm hiểu cơ cấu trục khuỷu thanh truyền – Pit-tông (chi tiết)
-
Pit-tông
Pit-tông thường có dạng là một ống trụ rỗng. Một đầu của chúng kín, bên trong sẽ có các gân chịu lực. Vài thông tin cụ thể dưới đây giúp bạn hình dung dễ hơn về Pit-tông nhé.
Nhiệm vụ của Pit-tông
Pit-tông cùng với các chi tiết khác như nắp xylanh sẽ bao kín lại tạo thành buồng đốt hiệu quả. Nhiệm vụ của chúng là:
- Truyền lực cho thanh truyền ở quá trình sinh công
- Nhận lực từ thanh truyền để thực hiện các quá trình còn lại
Cấu tạo của Pit-tông
Cấu tạo của Pit-tông gồm 3 phần chính: đỉnh Pit-tông, đầu Pit-tông và phần thân Pit-tông. Tiếp tục khám phá chi tiết từng phần dưới đây nhé.
– Đỉnh Pit-tông
Đỉnh Pit-tông chia ra thành 3 dạng: đỉnh lồi, đỉnh lõm và đỉnh bằng. Mỗi dạng sở hữu những ưu điểm cũng như chức năng riêng biệt.
- Đỉnh lồi: Thường được dùng cho loại động cơ xăng 2 kỳ và 4 kỳ. Nguyên nhân bởi chúng có thiết kế mỏng, nhẹ, điện tích chịu nhiệt và sức bền lớn.
- Đỉnh bằng: Thường được dùng với động cơ sử dụng dầu Diesel dạng buồng cháy xoáy lốc. Nguyên nhân là bởi chúng được thiết kế khá đơn giản và diện tích chịu nhiệt khá nhỏ.
- Đỉnh lõm: Có thể sử dụng cho cả 2 loại động cơ chạy dầu Diesel và xăng. Ưu điểm là so với đỉnh bằng thì không gian chịu nhiệt lớn hơn. Tuy nhiên chúng có sức bền cơ khí kém.
– Đầu Pit-tông
Đầu Pit-tông chính là bộ phận sẽ bao kín lấy khoang buồng đốt. Trên thân của đầu Pit-tông gồm các rãnh nhằm mục đích lắp các các xéc măng khí và xec măng dầu. Cụ thể hơn, xéc măng là màng ngăn cách với công dụng ngăn không cho không khí tràn vào trong cate và không cho dầu bôi trơn chảy vào buồng cháy. Cấu tạo của xéc măng gồm các vòng tròn hở bằng kim loại. Chi tiết này thường được làm từ chất liệu gang xám hay hạt thép mịn hoặc gang hợp kim. Vị trí của xéc-măng là nằm trong các rãnh ở trên Pit-tông.
– Thân Pit-tông
Thân Pit-tông là vị trí mà xi lanh có thể dịch chuyển. Hay nói cách khác, xi lanh chỉ dịch chuyển lên xuống trong khoảng thân này. Để liên kết Pit-tông và thanh truyền, chúng ta sẽ có các lỗ khoan chốt.
Ngoài 3 bộ phận chính trên còn có chốt Pit-tông. Chi tiết này dùng để nối trục khuỷu thanh truyền với Pit-tông. Chốt có thể lắp cố định với Pit-tông, cố định với đầu nhỏ của bộ phận này hoặc lắp tự do (có vòng hãm).
- Thanh truyền
Thanh truyền là bộ phận quan trọng tiếp theo bạn cần tìm hiểu về cấu tạo cũng như nhiệm vụ chính ra sao nhé.
Nhiệm vụ của thanh truyền
Thanh truyền đảm nhận hai nhiệm vụ quan trọng là:
- Nối Pit-tông với trục khuỷu của động cơ
- Biến chuyển động tịnh tiến của Pit-tông trở thành chuyển động quay của trục khuỷu
Cấu tạo thanh truyền
Thanh truyền có cấu tạo gồm 3 phần chính là đầu nhỏ, thân và đầu to.
- Đầu nhỏ của thanh truyền được lắp với chốt Pit-tông bên trong và có bạc lót ổ trục, phía trên có lỗ dầu bôi trơn.
- Phần thân của thanh truyền chính là để nối đầu to với đầu nhỏ.
- Đầu to được nối với cổ của trục khuỷu gồm hai nửa. Nửa trên liền với thanh truyền và nửa dưới chế tạo rời. Hai nửa này được ghép với nhau bằng bulong.
-
Trục khuỷu
Trục khuỷu là bộ phận cuối cùng chiếm vị trí quan trọng của động cơ đốt trong. Tìm hiểu ngay nhiệm vụ và cấu tạo của chúng như thế nào nhé.
Nhiệm vụ của trục khuỷu
Trục khuỷu có nhiệm vụ chính là biến đổi chuyển động tịnh tiến của Pit-tông thành chuyển động quay. Bộ phận này có đủ độ cứng, bền, vững chắc, chịu được mài mòn. Đặc biệt có được sự cân bằng động và cân bằng tĩnh để quay êm. Khi đó mới dễ dàng tiếp nhận những lực lớn hay di chuyển với tốc độ cao. Để giữ cân bằng khi quay thì đối trọng sẽ được gắn vào trục.
Cổ trục khuỷu và cổ biên có một lỗ dầu được gia công tăng độ cứng để làm cho nó chắc, cứng và chịu được sự mài mòn. Dầu từ thân máy sẽ chảy vào lỗ dầu của cổ trục khuỷu rồi chảy qua cổ biên. Khi trên bề mặt của bạc có 1 màng dầu thích hợp, nó hấp thụ các va đập và tải trọng nặng mà các chi tiết quay trong hành trình nổ tạo ra. Màng dầu này sẽ ngăn ngừa các hiện tượng mất công suất và bó máy do ma sát.
Cấu tạo trục khuỷu
Trục khuỷu được cấu tạo từ 6 bộ phận chính là: đầu khuỷu, cổ khuỷu, chốt khuỷu, đối trọng, má khuỷu và đuôi. Mỗi phần sẽ kết hợp với các chi tiết còn lại tạo nên thể thống nhất. Cụ thể như sau:
- Chốt khuỷu được gắn chặt, cố định vào phần đầu to. Nhiệm vụ chính là nhận toàn bộ lực từ thanh truyền.
- Cổ khuỷu có dạng hình trụ, cũng là trục quay chính của trục khuỷu.
- Má khuỷu là phần liên kết giữa chốt khuỷu và cổ khuỷu. Lực sẽ được truyền từ chốt khuỷu vào cổ khuỷu nhờ phần má.
- Đuôi trục khuỷu là đầu cuối và chi tiết này được gắn với bánh đà trong động cơ.
Lời kết
Như vậy với đầy đủ thông tin ở trên, bạn đã biết cụ thể, chi tiết hơn về chức năng, cấu tạo pit-tông, thanh truyền và trục khuỷu của động cơ đốt trong. Nhờ đó mà dễ dàng xử lý hơn trong quá trình sửa chữa hay lắp ráp ô tô nhé.
Auto48.vn – Trung tâm lắp đặt phụ kiện ô tô, chăm sóc ô tô tại Bình Dương với các dịch vụ: Lắp đặt màn hình ô tô, camera hành trình, camera 360 ô tô, dán phim cách nhiệt ô tô chính hãng,..
Tìm kiếm Auto48.vn qua:
-
- Facebook: https://www.facebook.com/auto48.vn/
- Youtube: